Top 5 mẹo vận chuyển giúp tối ưu chi phí và tăng trưởng cho doanh nghiệp
Ngoài những yếu tố để điều hành một doanh nghiệp nhỏ như pháp lý, chiến dịch, nhân sự, marketing và xử lý đơn hàng, thì việc đưa ra chiến lược vận chuyển cũng có thể là một chút khó khăn cho bạn.
Ngoài những yếu tố để điều hành một doanh nghiệp nhỏ như pháp lý, chiến dịch, nhân sự, marketing và xử lý đơn hàng, thì việc đưa ra chiến lược vận chuyển cũng có thể là một chút khó khăn cho bạn.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, 77% người tiêu dùng đã từ bỏ việc mua hàng online vì không hài lòng với các tùy chọn vận chuyển. Trong đó, 39% số người đã ngừng hoàn toàn việc mua sắm từ một doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ vì trải nghiệm vận chuyển không tốt.
Nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các thương hiệu online lớn về mặt vận chuyển mà không phải tốn quá nhiều tiền?
Dưới đây là một số mẹo về cách cắt giảm chi phí, đồng thời giúp tăng lợi nhuận trong chiến lược vận chuyển cho các doanh nghiệp nhỏ.
So sánh giá cả trước khi chọn hãng vận chuyển
Theo báo cáo tình trạng vận chuyển gần đây, hơn một nửa số người bán thương mại điện tử cho biết chi phí vận chuyển là thách thức lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh. Một trong những chi phí tốn kém nhất đến từ chính lựa chọn hãng vận chuyển.
Một khía cạnh của việc vận chuyển mà bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy khi bắt đầu kinh doanh nhỏ lẻ là phí vận chuyển sẽ khác nhau theo từng đơn hàng.
Lý do là vì chi phí vận chuyển được xác định bởi ba yếu tố chính:
- Trọng lượng của gói hàng.
- Kích thước tổng thể của gói hàng.
- Quãng đường vận chuyển.
Mặc dù mọi hãng vận chuyển đều sẽ tính đến ba khía cạnh này, nhưng không phải lúc nào họ cũng cung cấp mức phí vận chuyển như nhau. Ví dụ, trong một số trường hợp, chi phí của Giao Hàng Nhanh có thể rẻ hơn đáng kể so với Giao Hàng Tiết Kiệm và ngược lại.
Với Goship, bạn có thể so sánh chi phí từ hơn 10 hãng vận chuyển, đồng thời nhận được mức chiết khấu từ một số hãng vận chuyển hàng đầu Việt Nam.
Tránh phụ phí vận chuyển
Phụ phí vận chuyển có thể là trở ngại lớn cho các chủ doanh nghiệp mới và là một thách thức khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ. Một số phụ phí phổ biến nhất là:
- Phụ phí xăng dầu: Khoản phí bổ sung để tính chi phí nhiên liệu xe tải. Thường gặp phải với các đơn hàng liên tỉnh, vùng sâu vùng xa.
- Phí giao hàng tận nơi: Đây là khoản phí bổ sung để tính việc giao sản phẩm đến tận nhà khách hàng. Đa số các hãng vận chuyển Thương mại điện tử hiện nay đều đã bao gồm phí này vào làm phí bán cuối cùng.
- Phụ phí hàng cồng kềnh: Khoản phí bổ sung đối với những kiện hàng vượt quá kích thước tiêu chuẩn của các hãng. Tiêu chuẩn này thông thường là kích thước tổng 3 cạnh (dài + rộng + cao) không quá 100cm.
Một khoản phụ phí phổ biến khác mà bạn có thể gặp lại là phí vượt cân. Điều này là do việc nhận giao một gói hàng có trọng lượng hoặc kích thước vượt quá giới hạn đề ra của hãng vận chuyển. Để tránh những khoản phụ phí này, bạn cần phải đo lường cẩn thận trước khi vận chuyển.
Mỗi hãng vận chuyển có giới hạn kích thước khác nhau nên phụ phí cũng được tính theo các trường hợp khác nhau. Việc kết hợp với nhiều hãng vận chuyển sẽ cho phép bạn chọn dịch vụ không bao gồm phụ phí cho gói hàng của mình. Ví dụ, gói hàng bị phân loại là vượt quá giới hạn tối đa của hãng vận chuyển này lại nằm trong giới hạn cho phép của hãng vận chuyển khác.
Các khoản phí và phụ phí đối với doanh nghiệp đôi khi rất khó hình dung và nắm bắt, đó là lý do bạn nên sử dụng một dịch vụ so sánh phí giao hàng.
Chọn bao bì phù hợp
Một loại chi phí vận chuyển tốn kém khác của doanh nghiệp nhỏ nằm ở khâu đóng gói. Mặc dù có vẻ như bìa cứng, băng dính và vật liệu chống sốc đều rẻ tiền, nhưng số tiền bạn phải chi cho những vật dụng này sẽ tăng lên khi số lượng đơn hàng tăng lên. Bạn cần cân nhắc những khía cạnh sau trong khi đóng gói để giúp tiết kiệm tiền.
Chọn hộp có kích thước phù hợp
Hãy đảm bảo hộp đựng không bị thừa quá nhiều không gian trống khi đóng gói hàng. Nếu hộp lớn hơn đáng kể so với sản phẩm, bạn sẽ bị tính thêm phí dựa trên kích thước của hộp, ngoài ra, sản phẩm còn có nguy cơ bị hư hỏng cao trong quá trình vận chuyển.
Chọn vật liệu lót giá rẻ
Việc tìm vật liệu lót để đóng gói hàng cũng rất quan trọng. Mỗi loại vật liệu đều sẽ có ưu và nhược điểm, nhưng bạn nên chọn loại có thể bảo vệ cho sản phẩm của mình. Ví dụ: nệm hơi có giá cả phải chăng và có thể được sản xuất tại nhà, nhưng chúng không thể bảo vệ được các sản phẩm có hình dạng bất thường hoặc nhọn. Trong những trường hợp đó, bạn có thể sử dụng bìa cứng vụn để thay thế.
Ngoài ra, nếu sản phẩm đã được đóng hộp sẵn thì bạn không cần phải lót thêm gì cả.
Giảm thiểu chi phí bằng dịch vụ bảo hiểm/khai giá
Mặc dù bảo hiểm vận chuyển là phụ phí mà bạn có thể tránh được nhưng thực tế đây là dịch vụ có thể tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Cứ 10 sản phẩm vận chuyển thì có một 1 sản phẩm bị hư hỏng. Nếu sản phẩm của bạn rơi vào 10% đó, thì nó có thể ăn vào lợi nhuận của bạn.
Ví dụ, giả sử bạn bán đàn guitar với giá 1500k một chiếc và bạn đã bán được 10 chiếc trong một tuần. Bảo hiểm vận chuyển cho mỗi lô hàng là 15k (1%), tính tổng là 150k tiền bảo hiểm cho tuần đó. Nếu có một cây đàn trong số đó bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, mà bạn không có bảo hiểm, thì doanh nghiệp của bạn sẽ thiệt hại 1500k cộng với chi phí hoàn hàng và phụ phí. Tuy nhiên, với bảo hiểm vận chuyển, bạn vẫn kiếm được 1350k cho cây đàn đó (1500k giá bán ban đầu trừ đi tổng chi phí bảo hiểm trong tuần).
Vì lý do đó, hầu hết các hãng vận chuyển đều cung cấp bảo hiểm miễn phí cho các sản phẩm có giá trị dưới 1 triệu đồng . Tuy nhiên, với các mặt hàng có giá trị lớn hơn, các hãng vận chuyển sẽ yêu cầu một khoản phí để mua bảo hiểm cho chúng, thông thường là 1% giá trị khai giá.
Mặc dù vậy, vẫn có những lựa chọn khác cho bảo hiểm vận chuyển chi phí thấp. Với sự hợp tác của Goship, các doanh nghiệp nhỏ có thể mua bảo hiểm vận chuyển với chi phí chỉ bằng 0.5% so với giá gốc là 1% từ chính hãng vận chuyển.
Bảo hiểm vận chuyển là chìa khóa để bảo vệ doanh nghiệp nhỏ của bạn khỏi mọi tổn thất và giúp bạn duy trì lợi nhuận.
Giảm cơ hội hoàn hàng, khuyến khích đổi hàng
Cho dù sản phẩm của bạn có chất lượng tốt như thế nào, thì việc hoàn hàng vẫn có thể xảy ra. Nhất là đối với các nhà bán lẻ online.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, tỉ lệ hoàn hàng trung bình khi mua hàng online cao tới 20,8%.
Đối với các doanh nghiệp online nhỏ, việc hoàn hàng có thể làm giảm doanh thu của bạn. Bạn có tùy chọn chuyển chi phí hoàn hàng sang cho khách hàng, tuy nhiên, điều này sẽ khiến khách hàng không muốn mua hàng ngay từ đầu.
Theo một báo cáo về hoàn hàng thương mại điện tử, 96% người tiêu dùng cho biết họ sẽ muốn mua hàng hơn nếu có tùy chọn hoàn hàng miễn phí.
Một số cách phổ biến để hạn chế hoàn hàng là cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao về sản phẩm, video sử dụng sản phẩm, mô tả chi tiết về sản phẩm cũng như xây dựng chính sách hoàn hàng thân thiện với khách hàng.
Bạn cũng nên đảm bảo nhân viên kho xử lý đơn hàng đóng gói đúng mặt hàng theo đơn, và đóng gói đúng cách để tránh mọi hư hỏng.
Tuy nhiên, một trong những cách tốt nhất để đảm bảo cắt giảm chi phí hoàn hàng là khuyến khích khách đổi hàng. 83% người tiêu dùng đồng ý đổi sản phẩm hoàn trả với một sản phẩm khác có giá trị tương đương.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để quản lý hàng hoàn tốt hơn:
Lời kết
Với những mẹo vận chuyển dành cho doanh nghiệp nhỏ này, bạn có thể cắt giảm hầu hết các chi phí chính liên quan đến vận chuyển sản phẩm. Điều này sẽ cho phép bạn tối ưu chi phí và doanh thu cho mọi đơn hàng, từ đó phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của mình.