Omnichannel Fulfillment và cách để tăng trưởng doanh nghiệp của bạn

Mở rộng quy mô doanh nghiệp bằng hậu cần Thương mại điện tử đa kênh có thể giúp bạn tăng doanh thu, thu hút khách hàng mới và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Omnichannel Fulfillment là gì?

Giai đoạn tăng trưởng là một trong những thời điểm thú vị nhất đối với các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét các cách thức để mở rộng quy mô kinh doanh, thì điều quan trọng là phải có chiến lược. Việc triển khai các chiến lược mới để phát triển kinh doanh như omnichannel fulfillment (hậu cần Thương mại điện tử đa kênh) có thể giúp bạn đạt được mục tiêu, đồng thời cung cấp cho nhân viên của bạn các tài nguyên cần thiết để tiếp tục tăng trưởng bứt phá.

Mở rộng quy mô doanh nghiệp bằng hậu cần Thương mại điện tử đa kênh có thể giúp bạn tăng doanh thu, thu hút khách hàng mới và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về Omnichannel Fulfillment.

Omnichannel Fulfillment là gì?

Omnichannel fulfillment là chiến lược kinh doanh cho phép các nhà bán lẻ lấy hàng, đóng gói và vận chuyển đơn hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Mức tồn kho được hiển thị trên tất cả các kênh và được cập nhật đồng bộ ngay lập tức khi có hàng nhập hay xuất khỏi chuỗi cung ứng.

Omnichannel Fulfillment

Mục tiêu cuối cùng của omnichannel fulfillment là cung cấp sản phẩm một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất tới khách hàng.

Ví dụ: Khách hàng đặt hàng online nhưng cửa hàng bán lẻ của bạn nằm gần khách hàng đó hơn trung tâm fulfillment. Trong trường hợp đó, bạn sẽ đóng gói và vận chuyển sản phẩm từ cửa hàng của mình, điều này sẽ làm giảm chi phí và thời gian vận chuyển hơn.

Quá trình tiến hành omnichannel fulfillment có thể diễn ra một số nơi khác nhau:

  • Cửa hàng bán lẻ.
  • Cơ sở sản xuất.
  • Trung tâm fulfillment.
  • Trung tâm phân phối.
  • Kho hàng.
  • Văn phòng kinh doanh.

Với phương pháp này, bạn cần triển khai quy trình đồng bộ hóa dữ liệu, chẳng hạn như thông tin hàng tồn kho và logistics, để mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Các chiến lược hoàn tất đơn hàng fulfillment

Khi nói đến chiến lược fulfillment, bạn có một số lựa chọn như: single-channel fulfillment, multi-channel fulfillment và omnichannel fulfillment.

Single-channel fulfillment bao gồm các đơn hàng đóng gói và vận chuyển từ một nơi. Chiến lược này phù hợp với các nhà bán lẻ muốn sử dụng nhà hoặc văn phòng của mình để tiến hành đóng gói và giao hàng.

Khi doanh nghiệp phát triển, người bán thường cần nhiều không gian và nhân lực hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây chính là lúc để multi-channel và omnichannel phát huy tác dụng. Hai phương pháp này tương tự nhau vì đều tập trung vào vận chuyển từ nhiều kênh như cửa hàng bán lẻ và các trung tâm fulfillment.

Sự khác biệt lớn nhất giữa multi-channel và omnichannel là cách xử lý hàng tồn kho. Multi-channel giải quyết lượng hàng tồn kho tại từng địa điểm vận chuyển. Mặt khác, omnichannel xử lý và cập nhật hàng tồn kho đồng bộ trên tất cả các kênh.

Hậu cần đa kênh và bán lẻ đa kênh có liên quan như thế nào?

Việc áp dụng chiến lược omnichannel fulfillment mang đến cho khách hàng sự linh hoạt trong quá trình thực hiện đơn hàng. Cũng giống như omnichannel fulfillment, chiến lược bán lẻ đa kênh nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, cho phép họ mua sắm ở bất cứ nơi nào.

Nhà kho fulfillment Gobox

Tóm lại, chiến lược bán lẻ đa kênh tập trung vào việc bán hàng trên nhiều nền tảng trong khi vẫn giữ được hình ảnh và thông điệp thương hiệu nhất quán. Ví dụ, ngoài việc bán hàng trên trang web, bạn cũng có thể cung cấp sản phẩm tại cửa hàng và thông qua thị trường online, như Shopee hoặc Tiki. Bạn có thể bán hàng mọi lúc mọi nơi, và với omnichannel fulfillment, bạn có thể gửi đơn hàng tới bất cứ nơi nào thuận tiện cho khách hàng.

Tại sao việc thực hiện bán hàng đa kênh lại quan trọng?

Lý do quan trọng nhất khiến bạn nên sử dụng multi-channel fulfillment hay omnichannel fulfillment là để tăng sự hài lòng của khách hàng. Cung cấp cho khách hàng các lựa chọn khi thực hiện đặt hàng giúp bạn đáp ứng được mong đợi của họ và luôn tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực hơn.

Omnichannel fulfillment cho phép bạn cung cấp những yếu tố sau:

  • Đơn hàng chuẩn bị sẵn.
  • Giao hàng tận nhà.
  • Nhiều điểm lấy hàng.

Vì omnichannel fulfillment có thể giúp bạn cắt giảm chi phí thực hiện bằng cách tìm nguồn cung ứng hàng tồn kho từ địa điểm gần khách hàng nhất, nên phương pháp này cũng cho phép bạn đưa ra mức giá cạnh tranh mang lại nhiều lợi thế hơn.

Tuy nhiên, nếu không có chiến lược đúng đắn, sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Với omnichannel fulfillment, bạn sẽ có các công cụ và chiến lược cần thiết để tối ưu doanh số bán hàng trên bao nhiêu kênh tùy thích mà không ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng hay doanh thu. Bạn cũng sẽ thấy nhân viên làm việc năng suất hơn và quy trình thực hiện hiệu quả hơn.

Top phần mềm quản lý giao hàng doanh nghiệp không nên bỏ qua

Lợi ích của Omnichannel Fulfillment

Việc vận chuyển qua nhiều kênh với cùng một lượng hàng tồn kho sẽ có tác động tích cực đến doanh nghiệp. Cho dù bạn đang tìm cách tạo ra trải nghiệm khách hàng tích cực hay giảm thiểu lỗi thực hiện đơn hàng, thì omnichannel fulfillment cũng sẽ là giải pháp hoàn hảo.

Dưới đây là một số ưu điểm của omnichannel fulfillment:

Đơn hàng hiệu quả và chính xác

Khi bán hàng qua nhiều kênh, việc có một quy trình hoạt động xuyên suốt bất kể đơn hàng bắt nguồn từ đâu là rất quan trọng. Omnichannel fulfillment thiết lập các quy trình xử lý đơn hàng đơn giản giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác của đơn hàng.

Báo cáo chính xác

Một phương pháp phổ biến khi triển khai omnichannel fulfillment là hợp tác với đối tác logistics của bên thứ ba để xử lý việc vận chuyển và giao hàng. Sự kết hợp này cho phép bạn truy cập vào báo cáo chính xác về việc kênh nào cần được chú ý đặc biệt. Ngoài ra việc này còn giúp bạn biết được trung tâm hoặc địa điểm fulfillment nào trong chuỗi cung ứng đang thực hiện nhiều đơn hàng nhất. Bằng cách sử dụng công nghệ của họ, bạn sẽ nắm được bức tranh tổng thể về doanh nghiệp của mình.

Tiết kiệm thời gian

Nếu bán hàng đa kênh mà không sử dụng chiến lược omnichannel fulfillment, bạn sẽ tốn nhiều thời gian theo dõi hàng tồn kho cho từng kênh riêng biệt. Omnichannel fulfillment tích hợp quản lý hàng tồn kho cho tất cả các kênh cùng một lúc, do đó giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Thiết lập kênh bán hàng mới

Omnichannel fulfillment có thể giúp công ty của bạn khám phá các kênh bán hàng mới với chi phí thấp hơn.

Ví dụ: Các cửa hàng thực tế có thể được sử dụng làm trung tâm fulfillment với chiếc lược omnichannel fulfillment. Điều đó có nghĩa là các nhà bán lẻ truyền thống có thể nhanh chóng và dễ dàng truy cập vào không gian thương mại điện tử mà không cần có nhà kho hay trung tâm fulfillment. Thay vào đó, đơn đặt hàng có thể được xử lý trực tiếp từ kệ hàng, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đồng thời có thể di chuyển nhiều hàng hơn trong thời gian ngắn.

Những thách thức của omnichannel fulfillment

Mặc dù omnichannel fulfillment không thiếu ưu điểm nhưng chiến lược này vẫn còn một số thiếu sót. Dưới dây là những thách thức của omnichannel fulfillment mà bạn nên biết:

Việc quản lý hàng tồn kho có thể gặp khó khăn

Mặc dù việc có thêm nhiều địa điểm fulfillment có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể khiến việc quản lý hàng tồn kho trở nên khó khăn hơn. Bạn cần cẩn thận khi kiểm kê hàng để đảm bảo hàng tồn kho không bị tính sai cho mỗi kênh bán hàng.

Hãy nhớ rằng, omnichannel fulfillment là một tập hợp hàng tồn kho được chia sẻ trên nhiều kênh bán hàng. Điều quan trọng là phải quản lý hàng tồn kho một cách chính xác và cẩn thận để tránh những lỗi phổ biến như kiểm kê sai.

Khó thực hiện khi không có cơ sở hạ tầng

Việc vận chuyển qua nhiều kênh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu doanh nghiệp chưa có cơ sở hạ tầng để hỗ trợ quy trình liền mạch, thì con đường phía trước sẽ khó hơn rất nhiều.

Để quy trình được diễn ra dễ dàng nhất, bạn cần một kho fulfillment cùng với công nghệ và phần mềm theo dõi hàng tồn kho. Nếu không có những yếu tố đó, bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi bắt đầu.

Nhưng ngay cả khi thiếu những công cụ này, bạn vẫn có thể tiến hành quy trình omnichannel fulfillment. Mặc dù sẽ cần một khoản đầu tư ban đầu để đưa mọi thứ vào vận hành, nhưng về lâu dài, bạn sẽ thấy khoản đầu tư này đáng giá.

Nhà kho fulfillment Gobox

Những điều cần thiết cho chiến lược Omnichannel Fulfillment

Việc sử dụng omnichannel fulfillment có thể tạo ra cú hích ấn tượng đối với sự hài lòng của khách hàng và là cơ sở để tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, nếu muốn thấy kết quả tốt nhất, thì bạn cần lưu ý những điều sau:

Vận chuyển qua nhiều kênh có thể gây khó khăn hơn cho việc quản lý quy trình kho và theo dõi hàng tồn kho. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho doanh nghiệp.

Do đó, các công cụ như Hệ thống Quản lý Giao hàng và phần mềm Quản lý Hàng tồn kho có thể hỗ trợ bạn, đồng thời giảm thiểu sai sót và tăng lợi nhuận.

Làm việc với các đối tác fulfillment là một cách khác để củng cố chiến lược omnichannel fulfillment. Họ là những chuyên gia về fulfillment và logistics có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn trong lĩnh vực đó. Như vậy bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để trau dồi các chiến lược omnichannel fulfillment và cung cấp trải nghiệm tích cực, liền mạch cho khách hàng của mình.

Kết lại

Bất kỳ một chiến lược quản lý nào cũng cần một kế hoạch tỷ mỉ, chính xác. Nếu không có kinh nghiệm triển khai, tốt nhất bạn nên tìm tới các chuyên gia, cố vấn cho bạn. Các công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý kho đa kênh là rất cần thiết vì tính phức tạp của công việc. Tin tôi đi, bạn chắc chắn không muốn ngồi tính toán tồn kho từ nhiều nhà kho hay cộng trừ tồn thủ công trên các kênh bán hàng của bạn đâu.